Hãy xem 2 biểu hiện đặc trưng đó là gì.
Đời người luôn có đắng cay, có ngọt bùi, không có ai luôn luôn sung sướng nhưng cũng không có ai ngày nào cũng sống trong khổ sở. Song nếu sở hữu 2 nét đặc trưng sau, con người sẽ thường xuyên gặp điều may trong cuộc sống.
1. Lạc quan đối diện với khó khăn
Quản Trọng – chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu từng nói: Một người muốn phá vỡ thế bế tắc khó khăn để có được cuộc đời mới, thì tâm nhất định phải lạc quan. Bởi vì u sầu và phẫn nộ đều chỉ khiến con người dễ mất đi lý trí, còn người lạc qua, phúc khí sẽ luôn theo sát bên cạnh.
Có một người, vì gia cảnh khó khăn, bố lại mất sớm, mới học đến lớp 7 đã phải nghỉ học kiếm tiền nuôi gia đình, chăm sóc người mẹ sức khỏe không tốt và cụ nội bị bệnh liệt giường.
Ban đầu, anh ta nuôi cá trong ruộng của gia đình nhưng có người nói với anh ta rằng nước trong ruộng không nuôi được cá, anh ta liền lấp ruộng lại.
Về sau, nghe nói nuôi chim có thể kiếm ra tiền nên anh ta lại mượn tiền về nuôi chim. Đáng tiếc là vì một đợt dịch, anh ta mất trắng, người mẹ vì chuyện này lại thêm u uất và qua đời.
Nhưng anh ta không từ bỏ, tiếp tục vay tiền mua 2 cái máy kéo. Song đáng tiếc là chưa được bao lâu, vì một vụ tai nạn, hai chiếc máy trở thành phế liệu, bản thân anh ta cũng trở thành người tàn tật…
Tất cả mọi người đều nghĩ rằng đời anh ta coi như xong.
Nhưng cuối cùng, anh ta trở thành người đứng đầu một công ty với số vốn lên đến hàng trăm triệu nhân dân tệ. Cuộc đời khổ sở cùng với bao trải nghiệm lập nghiệp ly kỳ đã khiến nhiều phóng viên tìm đến xin phỏng vấn anh ta.
Một lần, một phóng viên hỏi: “Tại sao những trải nghiệm khổ sở không thể đánh bại được anh?”
Anh ta nhấc chiếc cốc thủy tinh trên bàn lên, uống hết nước và hỏi phóng viên: “Cậu thử đoán xem, nếu như tôi thả lỏng tay ra, chiếc cố sẽ ra sao?”
“Vỡ vụn.”
Phóng viên vừa nói dứt câu, anh ta liền buông tay, từ mặt đất phát ra một tiếng va đập lớn nhưng chiếc cốc không hề vỡ vụn như phóng viên đã đoán.
“Tôi tin rằng, cho dù ở đây có 10 người thì 10 người đều đoán rằng chiếc cốc sẽ vỡ, nhưng họ không biết là, chiếc cốc này làm bằng sợi thủy tinh.”
2. Không quên sứ mệnh, giữ vững bản sắc
Mạnh Giao – một viên quan và là nhà thơ Trung Quốc thời Đường từng nói: Cho dù gương vỡ cũng vẫn chiếu ra ánh sáng, cho dù hoa lan có khô héo đến chết thì hương thơm vẫn còn lưu lại. Vì thế, bất luận là thế giới bên ngoài có đả kích mạnh mẽ đến đâu, chỉ cần không quên sứ mệnh của mình, kiên trì theo đuổi bản sắc của mình, nhất định sẽ đón nhận vận may.
Tương truyền triết gia Hy Lạp cổ đại Sokrates từng dạy học sinh một bài học như thế này:
Ông cầm một quả táo, yêu cầu học sinh ngửi mùi của nó và hỏi: “Ai có thể ngửi được mùi vị của quả táo này?”
Một học trò giơ tay xin phát biểu: “Là mùi của táo, con ngửi thấy vậy.”
Sokrates lại hỏi: “Còn em nào ngửi thấy nữa không?”
Các học trò của ông nhìn nhau, không ai trả lời.
Thêm một lần nữa, Sokrates cầm quả táo lên và yêu cầu mọi người ngửi thật kỹ. Lần này, rất nhiều cánh tay giơ lên.
Người thầy mỉm cười, tiếp tục yêu cầu học sinh ngửi thêm một lần nữa. Và lần cuối này, ngoài một học trò ra, tất cả đều giơ tay. Người không giơ tay kia sau khi thấy các bạn đều giơ tay hết, cũng giơ tay của mình lên.
Sokrates cười hỏi: “Mọi người ngửi thấy gì?”
“Mùi của táo!” – Tất cả đều đồng thanh.
Lúc này, Sokrates khong cười nữa, cầm quả táo lên và chậm rãi nói: “Đáng tiếc là, đây là quả táo giả, không có mùi vị của táo.”
Vốn dĩ một quả táo giả không có mùi vị nhưng vì sợ khác biệt với các bạn mà cuối cùng, tất cả đã giơ tay. Vì thế nên, làm người, sợ nhất là đánh mất cái tâm, sự nguyên bản của chính mình.
Không quên sứ mệnh cả bản thân, không quên bản chất của mình, nếu có thể kiên trì bất di bất dịch mà tiến về phía trước, hướng thẳng tới mục tiêu, chúng ta sẽ có lúc đổi được vận mệnh của chính mình, đón nhận sự may mắn, thuận lợi và có thể sống theo bản sắc của chính mình, sống cho chính mình.
Theo Nguyễn Nhung
Trí thức trẻ