Ngoài những quy định chặt chẽ về ngoại hình và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiều hãng hàng không còn yêu cầu phi công không được phép có sẹo hoặc sẹo quá to trên cơ thể.
Theo các nghiên cứu, áp lực không khí sẽ càng thấp khi càng lên cao. Ở trong điều kiện đó, cơ thể con người sẽ nở ra có thể khiến các vết sẹo dù mới hay đã lâu năm dễ dàng bị nở ra, hở miệng và toét lớn. Trên da, các vết sẹo càng lớn thì khả năng chịu áp lực càng giảm.
Vì vậy, nếu trong trường hợp không may máy bay gặp vấn đề khi đang bay ở độ cao tầm cao và máy nén khí gặp sự cố. Phi công sẽ phải nhanh chóng hạ độ cao. Nếu phi công mang trên mình vết sẹo lớn, sức chịu đựng của da có thể không đáp ứng đủ sẽ gây vỡ và chảy máu. Điều này có thể khiến tâm lý và sự tập trung xử lý an toàn bay của phi công bị ảnh hưởng. Điều này là vô cùng nguy hiểm nên một số hãng hàng không đã yêu cầu phi công không được phép có sẹo hoặc sẹo quá to trên cơ thể.
Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra trong trường hợp xấu nhất, còn thông thường áp suất trong cabin và khoang máy bay được cân bằng giống như không khí ở độ cao 2000m so với mặt nước biển, do đó sẽ không gây nguy hiểm cho người có vết sẹo.
Vì vậy, hành khách nếu có vết sẹo trên người thì cũng không cần phải lo lắng khi đi máy bay. Trong trường hợp không may sự cố xảy ra thì cũng chỉ khiến vết sẹo bị rách nứt ra và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, tỷ lệ xảy ra sự cố này là rất thấp, chỉ cần phi công nhanh chóng hạ độ cao máy bay thì sẽ không gây hậu quả gì quá lớn. Do phi công cần phải tập trung toàn lực xử lý tốt nhất khi sự cố xảy ra, nên bản thân họ không được phép xảy ra vấn đề.
Không phải tất cả phi công có sẹo đều không được lái máy bay. Các hãng có quy định cụ thể về độ lớn của vết sợ, bên quân đội thì yêu cầu sẽ cao hơn.